seotime tokten-vn.org.vn nci avolution

2017年06月

Dạo gần đây nhiều bạn trẻ mà tôi quen bỗng nhiên lặn mất tăm. Hỏi ra mới biết các bạn lao đi làm Bất động sản. Có bạn bỏ dở cả công việckhởi nghiệp đang làm để tìm kiếm cơ hội ngon ăn nào đó tron thị trường BDS dầu sôi lửa bỏng. Tôi nghe nói có bạn cũng kiếm được kha khá tiền, chắc vui lắm.

Tôi lại chẳng thấy vui vẻ gì.

Đã có một số bạn rủ rê tôi làm dự án BDS này, dự án BDS kia nghe ngon lắm nhưng tôi đều từ chối. Không phải tôi chê tiền nhưng nếu tôi tham gia tôi sẽ bỏ lỡ những mục tiêu lớn hơn nhiều, thậm chí bỏ lỡ cả tương lai “không thể tin nổi” đang chờ phía trước.

Nhiều bạn tưởng tôi bị mất tiền trong BDS nên ghét BDS hay sao mà không tham gia cùng các bạn ấy. Nếu bạn nào quen tôi đủ lâu thì đều biết tôi kiếm tiền trong BDS cũng chẳng vừa gì đâu. Trong trường hợp này tôi đơn giản là chọn ra thứ tiềm năng hơn BDS và đang miệt mài tiến hành.

Tôi đã viết về đề tài chọn đúng khi khởi nghiệp. Tôi luôn xem trọng việc chọn đúng cho nên phải liên tục tự vấn và tra xét trước khi khởi sự làm gì đó, xem mình đã thực sự “chọn đúng” chưa. Còn khi đã nhìn thấy rõ ràng con đường rồi thì tôi tuyệt đối kiên định để đi trên con đường đó.

KIÊN ĐỊNH

Khi bạn làm một cái gì đó lớn, chắc chắn sẽ gặp muôn vàn trở lực, đó là thử thách dành cho những người muốn vươn tới bầu trời và các vì sao. Đối với tôi, khởi nghiệp đơn giản chỉ là một trò chơi nhưng không có nghĩa là không phải vượt qua những mục tiêu khó, vượt qua những lúc hồi hộp gay cấn tới nghẹt thở. Nếu chúng ta không có thái độ, lập trường và ý chí vững vàng thì nhất định sẽ đi càng ngày càng xa so với cái mà chúng ta hình dung ban đầu về con đường mình sẽ đi.

Bạn nghĩ kĩ đi, chẳng lẽ mất rất nhiều thời gian chọn vợ rồi chỉ vì đôi ba lần cãi vã mà kéo nhau ra tòa? Tôi thấy nhiều bạn khởi nghiệp theo kiểu đó đó, mới hễ gặp khó khăn chút là đã hăm he nhảy sang lĩnh vực khác ngon hơn. Ước mơ của bạn đâu? Con đường bạn chọn đâu? Giá trị cốt lõi của bạn đâu?

Năm 2004 tôi chọn công nghệ để đi theo, nhưng như vậy chưa đủ, chọn công nghệ là chọn cái gì và sẽ làm cái gì, sẽ phát triển sự nghiệp của mình trong công nghệ theo hướng nào, những mục tiêu nào cần đạt tới, những cống hiến cần có…Đó là những câu hỏi rất nghiêm túc mà chính tôi phải trả lời, phải hoạch định hướng đi và phải thực thi thành công.

Có vô vàn khó khăn trong mười mấy năm nay, nhưng tôi chưa bao giờ rời khỏi con đường mà tôi đã chọn. Tôi hiểu để xây dựng nền tảng vững chắc phải mất rất nhiều năm. Apple thành lập năm 1976, 30 năm sau ngôi sao Iphone mới xuất hiện và làm đảo lộn cả thế giới công nghệ. 30 năm để tỏa sáng như thế thì xứng đáng quá đi chứ!

TỰ VẤN

Tự vấn đối với tôi là khả năng đặt câu hỏi then chốt cho chính bản thân mình.

Ví dụ 1: BDS ngon vậy nhưng so với công nghệ thì nó sẽ như thế nào, liệu mình lơ là công nghệ để đi theo BDS trong lúc đang hot như thế này thì sẽ chịu thiệt hại như thế nào trong 2 năm, 5 năm, 10 năm nữa?

Ví dụ 2: Công nghệ thông tin (CNTT) và sự phát triển của nó có sức mạnh hàng đầu trong hiện tại và vẫn sẽ ảnh hưởng đến tương lai gần, vậy sau làn sóng này còn là cái gì nữa?

Ví dụ 3: Những thành trì cũ của nền kinh tế mà CNTT có thể phá vỡ, xóa sổ trong tương lai gần là gì?

Ví dụ 4: Nên xây dựng hệ lõi để chuẩn bị cho nhiều năm sau hay là chụp giựt kiếm tiền như những gì đang diễn ra trên thị trường?



Tôi luôn tự hỏi những câu hỏi như vậy và rất nghiêm túc trong việc xem xét những câu hỏi này. Tôi cho rằng đây chính là cách mà tôi có thể tìm thấy niềm vui, sự quyến rũ trong ngành mà tôi đang gắn bó.

Nếu chúng ta kiên định và tự vấn đủ thì trong quá trình khởi nghiệp, chúng ta đọc sách kĩ thuật sẽ thấy hấp dẫn như đọc truyện tiểu thuyết kinh điển. Còn nếu không phải như vậy, chúng ta sẽ chỉ làm vì đồng tiền, chán lắm!

Ngân sách có lẽ là từ khoá phổ biến chỉ sau sales và marketing, nói nhiều về nó nhưng có lẽ ít người biết rõ nó là cái gì, lập ra sao. Phổ biến thường thấy là kế hoạch năm sau cao hơn năm trước 1 con số nào đó, ví dụ 10%, 20% nhưng trong phần lớn các trường hợp người đưa ra con số đó cũng chẳng biết tại sao có con số đó, chỉ đơn giản là năm sau phải cao hơn năm trước.

Hậu quả của việc đó là nhân viên cứ thế mà làm, sếp muốn vậy thì làm vậy nên tính cam kết không cao, đơn giản là vì nó không có cơ sở vững chắc nào, nhiều khi chỉ duy ý chí, là con số mong muốn đạt được trong khi các điều kiện để đạt được con số đó lại không có hoặc không đủ.

Lập ngân sách cũng có thể hiểu đơn giản là đưa toàn bộ kế hoạch kinh doanh lên bàn, giữa các bộ phận, các con số có mối liên hệ hữu cơ lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau, muốn đạt được A thì B phải thay đổi như thế nào đó. Ví dụ muốn tăng doanh thu thì vốn lưu động cũng phải tăng để đáp ứng nhu cầu tồn kho, cho khách hàng nợ tăng lên…, chỉ đơn giản phán tăng doanh thu nhưng các điều kiện hỗ trợ khác không có thì khi đưa vào thực thi sẽ xuất hiện rất nhiều vấn đề.

Doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng nên lập ngân sách, nói thì có vẻ to tát nhưng quy mô thế nào, trình độ nhân viên đến đâu thì làm đến đó, điểm mấu chốt là phải có cái gì đó để so sánh với kết quả thực hiện. Tuy nhiên nếu làm không đúng phương pháp thì kết quả so sánh có thể không mang nhiều ý nghĩa. Bài viết này đương nhiên không thể giúp được tất cả mọi người với các điều kiện rất khác nhau, nó mang tính chất gợi ý, định hướng nhiều hơn. Nếu người chủ tinh ý thì sẽ biết cách vận dụng hiệu quả.

Công ty có nhiều mảng, nhiều bộ phận; mỗi quản lý cấp trung chỉ biết phần việc của mình mà thường yếu (hoặc không có điều kiện) về cái nhìn tổng thể. Cũng giống như câu chuyện thầy bói mù xem voi, mỗi người chỉ thấy một phần rất nhỏ của con voi, nhiệm vụ của người chủ là phải đứng xa ra một chút để có thể nhìn thấy cả con voi.

Ở đây chỉ mới đề cập đến kế hoạch “cứng”, trong thực tế thì cần phải lập kế hoạch theo tình huống nữa (Senario planning), tức cho một vài thông số biến đổi để xem kết quả thay đổi thế nào, ví dụ giảm doanh thu 10% so với kế hoạch thì các số liệu khác (chẳng hạn lợi nhuận) biến đổi thế nào. Việc đó cũng khá phức tạp, xin hẹn trong bài viết sau.

Link bài viết: HƯỚNG DẪN LẬP NGÂN SÁCH

Có người hỏi tôi là sao không thấy tôi làm cái gì cả vậy? Sáng chạy xe ra uống cafe chém gió tới trưa. Trưa tụ tập ăn uống gì đó. Lại chém gió tới chiều. Chiều về đón con và có thể tối lại đi chơi tiếp! Nhiều người lo ngại “hình ảnh doanh nhân” như thế làm ảnh hưởng đến giới khởi nghiệp ghê lắm.

Tôi có người anh khá nổi tiếng trong giới CNTT, anh ấy thường xuyên phải nghe người khác mời gọi những cơ hội kiếm tiền ngon ăn. Dân kinh doanh chẳng ai chê cơ hội nhưng những tiêu chí để anh ấy triển khai là:

Tháng kiếm được nhiều, và nhiều bao nhiêu?

1 ngày làm bao nhiêu giờ để được con số đó? No, no, 1 tháng làm bao nhiêu giờ để được con số đó!

Nếu 1 tháng tốn vài giờ thì anh ấy sẽ làm, nhiều hơn thì anh ấy đi chơi cho khỏe, không làm!

Bạn đang đọc tiểu thuyết giả tưởng chăng?

Tôi đang sống và làm việc như vậy đó, nếu bạn không tin thì cứ ghé chơi với tôi 1 tháng sẽ thấy rõ.

Toàn bộ cơ cấu cũ của nền kinh tế toàn cầu đang lung lay tận gốc, bạn có chấp nhận hay không thì nó cũng đã và đang diễn ra với tốc độ ánh sáng. Vì lí do đó, tôi ít khi đi học những thứ mà tôi gọi là “gánh nặng kiến thức”, đó là những thứ mà trước đây rất hữu dụng để giúp bạn xây nên những doanh nghiệp cồng kềnh, nhưng giờ thì nó chẳng hề hữu dụng với loài người mới.

Wow, “loài người mới” nghe sốc quá nhỉ?

Sao bạn phải nhức đầu tìm kiếm nguồn nhân lực yếu kém, trì trệ trong nước trong khi hoàn toàn có thể cùng làm việc với 1 nhóm tài năng được tập hợp từ nhiều quốc gia khác nhau?

Sao bạn phải xây dựng một con tàu doanh nghiệp “khổng lồ” để khi nó thực sự khổng lồ thì va phải băng, chìm mất xác? Quá nhiều ví dụ để chúng ta thấy sự sụp đổ hoàn toàn của lối xây dựng doanh nghiệp cổ điển, có thể ví dụ Uber, Grab đã khai tử ngành vận tải truyền thống như thế nào.

Sao bạn phải chịu áp lực liên tục, lê thân kéo doanh nghiệp của mình đi chỉ bởi vì không chịu tiếp nhận mô thức mới?

Tôi đã nhận ra điều này vài năm trước. Tôi thực sự phải tĩnh lặng suy ngẫm, tra xét đến tận cùng của vấn đề. Rồi tôi thay đổi toàn diện cuộc sống và lối làm việc của mình. Ban đầu không ai tin có thể làm việc 1 ngày 3 giờ đồng hồ mà vẫn có thể tạo dựng doanh nghiệp thành công. Rồi tôi chứng minh mình có thể làm điều đó trên thực tế. Tôi viết bài này trong lúc chờ để chở bà xã đi xem phim Xác Ướp. Con gái tôi thì hình như bị nhiễm cách thức mà tôi đang thay đổi gia đình nên vừa rồi nhóc mua tặng tôi quyển sách có tên “Làm như chơi”!

Như vậy, rõ ràng trong thời đại mới, “độ lớn” của doanh nghiệp không còn nhiều giá trị. Càng cồng kềnh doanh nghiệp càng dễ chết. Chúng ta phải bắt đầu nghĩ tới SIÊU GỌN, SIÊU NHANH & SIÊU CƠ HỘI

Gọn là cách làm việc để optimize (tối ưu) hệ thống kinh doanh sao cho càng đơn giản, càng thông minh càng tốt. Biến hệ thống kinh doanh thành “vô hình” luôn càng hay. Nếu bạn chịu khó đọc các thông tin về ADN của chính loài người sẽ phải há hốc mồm đáng kinh ngạc về lượng thông tin có thể chứa trong đó, càng kinh ngạc hơn nữa là cách mà thông tin đó được tổ chức. Cái nhỏ xíu như thế mà có thể làm kinh ngạc tất cả các nhà khoa học và những ai tìm hiểu, thì không lí do gì chúng ta lại xem thường “cái nhỏ”!

Muốn nhanh thì chúng ta phải vứt bỏ tất cả những thứ cồng kềnh xưa cũ. Phải dũng cảm xoá sổ thậm chí chính doanh nghiệp mà mình đã dày công xây dựng, bởi vì thà mình tự xoá sổ trong chủ động còn hơn níu kéo rồi cũng bị dòng chảy lịch sử xoá sổ trong đau đớn. Xoá sổ cái cũ nhanh thì sẽ tiếp cận cái mới nhanh, đó chính là chìa khoá cho sự tồn tại trong kỷ nguyên quá nhiều biến động điên rồ này.

Đây là lúc cơ hội xuất hiện nhiều nhất trong lịch sử. Đặc biệt là những siêu cơ hội, những cơ hội giúp cho chúng ta có thể chạm tới những giấc mơ hoang đường, thậm chí không tưởng. Đây cũng chính là lúc mà các "đại gia" cũ nên lo đi là vừa!

Loài người mới đang tạo ra nền móng mới cho tất cả mọi thứ. Tôi thì cảm thấy rất phấn khích và sẵn sàng dấn thân vào những siêu cơ hội này.

Vài dòng chia sẻ về suy ngẫm khi khởi nghiệp trong thời đại mới, hi vọng sẽ giúp ích gì đó.

#vohung #khoinghiepthantoc

Nếu không có định hướng đúng, trào lưu khởi nghiệp có thể tổn hao tài nguyên quốc gia. Nhà nước hãy dành những đồng vốn quý giá của mình cho đào tạo, dùng nguồn lực của mình để tạo chính sách và hãy để mọi thứ vận hành theo quy luật thị trường. Còn các bạn trẻ hãy bình tình tìm ra lẽ sống của mình trước khi khởi nghiệp.

Khác với lập nghiệp (entrepreneurship), khởi nghiệp (start-up) phải sáng tạo ra cái mới chưa ai có, nó có thể là một sản phẩm, dịch vụ, quy trình hay một mô hình kinh doanh mới. Tâm lý bầy đàn đã biến khởi nghiệp thành trào lưu thời thượng. Nghe người khác thành công là cứ lao vào như thiêu thân mà không biết ngay cả những nơi có hỗ trợ tốt cho khởi nghiệp như Mỹ có hơn 75% start-up thất bại và thế giới chỉ có vài người như Steve Jobs.

Nếu nhà nước không có những chính sách, định hướng kịp thời, danh sách “giải cứu” sẽ có cái tên tiếp theo là “khởi nghiệp”.

Các chuyên gia đánh giá hầu hết các nhà sáng lập (founder) Việt Nam thiếu năng lực, thiếu kinh nghiệm. Chính phủ cũng đã nhìn thấy và phê duyệt “Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 884) , khá đầy đủ và toàn diện. Trong đó có đề cập đến việc hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho các founder. Dù vậy, tôi vẫn lo sợ các chương trình “Nhà nước” sẽ không chạm đến cái gốc năng lực của các founder. Kiến thức, Kỹ năng khởi nghiệp thôi không đủ; phải giúp họ điều chỉnh được Thái độ - Thái độ của một nhà khởi nghiệp thực thụ. Khi đó mới giúp họ “tăng tốc” ứng dụng các kiến thức, kỹ năng vào thực tế và rèn luyện chúng thành những THÓI QUEN tốt – thói quen của những doanh nhân thành đạt.

Năng lực lõi khác họ cần được “bồi bổ” đó là tư duy sáng tạo. Khởi nghiệp phải sáng tạo, nhưng hầu như nhà trường không dạy họ sáng tạo. Chúng ta đã quen vâng lời thay vì phản biện. Vì vậy rất nhiều start-up sao chép ý tưởng chứ ít đột phá. Làm sao phát triển vượt trội được.

Năng lực lõi tiếp theo là thấu hiểu con người. Nếu họ chưa thấu hiểu họ, chưa thấu hiểu đồng đội, chắc chắn họ không thấu hiểu khách hàng, thấu hiểu thị trường. Cho nên, sản phẩm làm ra không bán được, hoặc chết yểu do đâm đầu vào “đại dương đỏ”. “Nhu cầu học là vô hạn, cho nên tiềm năng thị trường rất lớn”. Nghe quen quen phải không các bạn? Nhiều hệ thống E-learning ra đời và chết yểu cũng vì am hiểu sơ sài của founder. Khi đó mới thấy có gì sai sai nhưng không rõ tại sao?

Tôi chia sẻ điều này với mong muốn chính phủ vừa đẩy nhanh tiến độ, vừa chọn được đơn vị thiết kế, triển khai chương trình đào tạo sao cho TRÚNG và xa hơn hãy thay đổi cách đào tạo, hãy dạy trẻ con tư duy sáng tạo, tư duy phản biện từ nhỏ thì mới mong có Quốc gia khởi nghiệp được.

Khó khăn thứ hai của Start-up là vốn. Start-up cần những nhà đầu tư thiên thần. Đề án 884 đã đề cập đến vấn đề này. Nhưng tôi tin các start-up muốn “tiêu” được cũng “ốm đòn” thủ tục. Cứ thử quyết toán với Ngân hàng Nhà nước và tuân thủ các quy định liên bộ chồng chéo thì biết. Thực sự tôi nghĩ các Start-up không cần vốn nhà nước. Thay vào đó Nhà nước có những bài toán quốc gia, có đặt hàng, có chính sách ưu tiên cho các Start-up trong nước với cơ chế tuyển chọn công khai, minh bạch. Ngân sách của thị trường công lớn, đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư thiên thần tư nhân, không nhiêu khê thủ tục, đầu tư cho các Start-up. Các vườn ươm tự khắc có cách đầu tư để sinh lời. Hãy để mọi thứ vận hành theo cơ chế thị trường. Nhà nước định hướng bằng chính sách.

Tinh thần khởi nghiệp là phải tự lực, phải nắm lấy cơ hội. Trong khi chờ đợi sự hỗ trợ thực sự hiệu quả của Nhà nước, các bạn trẻ cần tìm thầy mà học. Nếu không, cứ bình tĩnh đi làm vài năm để biết thực sự mình Giỏi cái gì, Đam mê cái gì. Cộng với rèn luyện sự thấu hiểu khách hàng, các bạn sẽ biết mình làm cái gì để khách hàng Cần, cái gì họ sẵn sàng Trả tiền cho mình. Khi định hình rõ 4 yếu tố này, các bạn đã tìm ra được lẽ sống (Ikigai) cho mình và lý do cho sự tồn tại (sứ mệnh) của công ty mình sẽ khởi nghiệp. Khi đó hãy khởi nghiệp. Thiên thần tự “dẫn xác” đến với bạn.

---------------
Lời tâm sự:

- Bài viết thể hiện một góc nhìn của tác giả, mong các bạn mổ xẻ thêm để góc nhìn thêm phong phú.
- Cám ơn chị Yen Truong Kim đã gọt giũa và đăng bài. Đây là bài gốc.
- Tựa mới được Mr. Coach Lam Binh Bao gợi ý (tựa cũ là Giải cứu Khởi nghiệp). Cám ơn Mr. Coach rất nhiều. Luôn có những điều mới học hỏi từ anh.

Tác giả: Đinh Duy Linh
Giám đốc Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông II
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Link bài viết: ĐỂ THIÊN THẦN "DẪN XÁC"

Có những thành viên suốt thời gian Group QTvKN không viết 1 cái comment nào cả. Sau đây là một số lý do, và nhận định của cá nhân tôi.

“Tôi hướng nội, nhút nhát lắm”. 
LMC: “Bạn là doanh nhânStartup, quản lý mà không thể bớt nhút nhát, để giao tiếp với mọi người, thì làm sao bạn làm được công việc của bạn? Phải cố gắng tập tay trái của mình, đó là hướng ngoại. Cố gắng tập kết nối, giao tiếp. Và QTvKN là môi trường tuyệt vời: rất thân thiện để các bạn có thể bắt đầu bước ra khỏi “vỏ ốc” của mình. Không ai ở QTvKN phỉ báng, gây hấn hay chọc ghẹo bạn. Những còm như vậy sẽ bị xóa, và những thành viên như vậy sẽ được MOD "chăm sóc đặc biệt". Tất cả để làm cho QTvKN là môi trường tuyệt vời để chúng ta giao tiếp, học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau.

“Tôi thích comment nói chuyện, nhưng không có thời gian”. 
LMC: “Nếu câu trả lời này của bạn là thật thì kỹ năng quản lý thời gian của bạn yếu lắm. Phải cải tiến nhé. Tôi nâng vấn đề lên một bước nữa. Đó là chất lượng cuộc sống của bạn còn kém lắm. Thời gian còn không có để comment giao lưu thì làm sao có thời gian để hưởng thụ cuộc sống này”

“Tôi chỉ đọc. Like tôi còn không like, thì làm sao tôi comment”. 
LMC: “Không hiểu sao bạn có suy nghĩ và thói quen đó. Nếu thành viên nào cũng như bạn Group QTvKN “chết” lâu lắm rồi. Chẳng lẻ tôi nói Thái độ của bạn có vấn đề”

“Tôi không biết còm sao cả”. 
LMC: “Bạn là doanh nhân, Startup, quản lý mà không thể viết một comments vào 1 trong cả ngàn status này thì làm sao bạn có thể viết văn bản, email, báo cáo …được. Chẳng lẻ tôi nói Năng lực của bạn có vấn đề?”

Bạn cứ thử nói lý do của bạn và tôi sẽ trả lời thỏa đáng nhé. Tôi nghĩ rằng nếu là thành viên của Group QTvKN thì không có lý do gì để bạn không comment để phản biện, tranh luận, góp ý, hoặc thể hiện cảm kích đến người viết bài.

Chúng ta hãy cùng nhau tạo văn hóa comment sôi nổi trong QTvKN nhé các bạn.

Và đây là Top comment từ đầu tháng đến nay (1/6/2017 đến 13/6/2017)

Thân ái
Lâm Minh Chánh
Người truyền cảm hứng.

** Nhờ anh Tuấn Dân An kể mọi người nghe anh đã bỏ thói quen im lặng, bắt đầu viết comment, và trở thành người hoạt động, có ảnh hưởng như thế nào nhé! Cám ơn anh

↑このページのトップヘ